Running Man sau hơn một thập kỷ: Hành trình thay đổi format để không bị bỏ lại phía sau

Running Man sau hơn một thập kỷ: Hành trình thay đổi format để không bị bỏ lại phía sau

 

Sau hơn 13 năm phát sóng, Running Man – chương trình truyền hình thực tế đình đám của Hàn Quốc – đã đi qua không ít thăng trầm. Từ một format đậm chất vận động, đối đầu căng thẳng đến những thử nghiệm nhẹ nhàng, hài hước hơn về sau, show truyền hình này không ngừng biến đổi để thích nghi với thị hiếu khán giả và bối cảnh truyền thông mới.

Khi Running Man chính thức phát sóng tập đầu tiên vào tháng 7/2010, không ai có thể ngờ rằng chương trình giải trí thực tế này sẽ trở thành một hiện tượng văn hóa toàn châu Á, chứ không chỉ gói gọn trong lãnh thổ Hàn Quốc. Trải qua hơn 13 năm phát sóng, chương trình đã có lúc vươn tới đỉnh cao rực rỡ, cũng từng lâm vào khủng hoảng, bị chỉ trích là “hết thời”... nhưng bằng cách nào đó, Running Man vẫn trụ vững và thậm chí đang tái sinh theo một cách hoàn toàn khác.

Running Man sau hơn một thập kỷ: Hành trình thay đổi format để không bị bỏ lại phía sau
Running Man vào những ngày đầu

Running Man sau hơn một thập kỷ: Hành trình thay đổi format để không bị bỏ lại phía sau
Trải qua hơn 13 năm phát sóng đội hình đã có nhiều sự thay đổi

Đằng sau sự tồn tại dai dẳng ấy là câu chuyện về sự thay đổi format chương trình một hành trình không dễ dàng, nhưng cần thiết để thích nghi và tiếp tục sống còn trong một thế giới truyền thông đang thay đổi từng ngày.

Giai đoạn 2010–2015 có thể xem là "kỷ nguyên vàng" của Running Man. Với concept ban đầu là các trò chơi vận động, nhiệm vụ truy đuổi và xé bảng tên, chương trình nhanh chóng gây sốt khắp Hàn Quốc và lan rộng ra nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan…

Running Man sau hơn một thập kỷ: Hành trình thay đổi format để không bị bỏ lại phía sau
Là chương trình được yêu thích nhất, Running Man tổ chức fan meeting tại Đài Loan

Running Man sau hơn một thập kỷ: Hành trình thay đổi format để không bị bỏ lại phía sau
Fan meeting tại Việt Nam


Tuy nhiên, sau nhiều năm, format “đối đầu chạy trốn” bắt đầu bộc lộ sự lặp lại. Khán giả lâu năm cảm thấy quen thuộc, trong khi người xem mới khó đồng cảm với những nội dung thiên về thể lực. Một số thành viên lớn tuổi cũng gặp khó khi duy trì cường độ vận động như trước.

Từ khoảng năm 2017, khi các PD kỳ cựu rời chương trình cũng chính là lúc show bắt đầu có những thay đổi rõ rệt như: Tăng yếu tố “hài tình huống”, giảm vận động. Đưa vào các concept tập theo chủ đề (ví dụ: hóa thân thành idol, làm nhiệm vụ theo kiểu truyền hình thực tế nhẹ nhàng). Thử nghiệm các format gần với variety show hiện đại, như gameshow trong studio, du lịch kết hợp nghỉ dưỡng. 

Running Man sau hơn một thập kỷ: Hành trình thay đổi format để không bị bỏ lại phía sau


Sự rời đi của những nhân tố quen thuộc như Gary (2016), Lee Kwang Soo (2021), Jeon So Min (2023) cũng tạo ra “khoảng trống” lớn, buộc chương trình phải liên tục làm mới format để giữ chân khán giả. Bên cạnh đó sự xuất hiện của các khách mời trẻ, thuộc Gen Z hoặc idol K-pop ngày càng nhiều giúp show mở rộng đối tượng khán giả, yếu tố vận động giảm dần, thay vào đó là phần trò chuyện, tương tác tự nhiên giữa các thành viên và khách mời.

Running Man sau hơn một thập kỷ: Hành trình thay đổi format để không bị bỏ lại phía sau
Sự rời đi của các thành viên chủ chốt như Gary, Jeon So Min và đặc biệt là mảnh ghép Lee Kwang Soo

Running Man sau hơn một thập kỷ: Hành trình thay đổi format để không bị bỏ lại phía sau
Nhiều nhóm nhạc thuộc thế hệ GenZ xuất hiện tại Running Man

Mặc dù rating không còn bùng nổ như thời đỉnh cao, Running Man vẫn duy trì được lượng fan trung thành, độ phủ sóng quốc tế rộng rãi và đặc biệt là sức sống bền bỉ so với nhiều chương trình cùng thời đã “chết yểu”.

Running Man sau hơn một thập kỷ: Hành trình thay đổi format để không bị bỏ lại phía sau

Trong ngành giải trí thay đổi từng ngày, việc một chương trình kéo dài hơn 13 năm đã là điều đáng nể. Format có thể biến chuyển, thành viên có thể thay đổi, nhưng tinh thần “Running Man” nơi tiếng cười, sự gắn bó và khả năng sáng tạo không giới hạn – chính là điều khiến chương trình tiếp tục giữ được trái tim người hâm mộ. Liệu Running Man có thể duy trì sức sống ấy thêm 5 – 10 năm nữa? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào cách ekip giữ được bản sắc trong hành trình “chạy” không ngừng nghỉ này.


Lượt bình luận

Mới hơn Cũ hơn